Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

NGHIÊN CỨU - LỊCH SỬ MÚA RỐI NƯỚC


Nghệ thuật múa rối nước


I. Múa rối nước là gì ?

Trong nước ta có múa rối cạn và múa rối nước. Múa rối cạn là chúng ta thường thấy trên thế giới như rối tay, rối que, rối dây.

Rối tay: bằng giấy, bằng vải có
-  đầu bằng gỗ, bàn tay của người lồng vào như loại ghi-nhôn (guinol) của Pháp và bu-ra-ti-ri (burattini).

Rối que: hai bàn tay của con rối dính vào que
-  bằng thép và người điều khiển dùng que mà làm cho con rối cử động. Loại này rất thông thường ở các nước như: rượng đầu khối lổi của Trung quốc, Oa-yănggô-lách (wayanggolek) của người Indoneisa. Trong nước ta cũng có nhiều mục bằng rối que rất hay.
Rối dây: đầu, tay, chân, lưng con rối đều mắc dây và người điều
-  khiển từ trên xuống thấp. Loại này được phổ biển khắp thế giới như Fan-tô-chi-ni (fantocini), Ca-tha-ta-li (Kathaputali) của Rajassthan (một tiểu bang của Ấn Ðộ).

- Rối điều khiển ngang: loại bunraku (Nhật) mỗi con rối rất to, từ 8 tấc đến 1 thước ba bề cao, do ở điều khiển: 1 người lo về động tác của cái đầu (kể cả mắt và miệng) và tay mắt, 1 người lo tay trái, và người thứ ba lo điều khiển hai chân.

 Rối bóng: loại này cũng rất được phổ biến, nhất là ở
- các nước Ðông Nam á như Nang-shek ở Campuchia và Wa-yang-ku-lit ở Indonesia hay Mã Lai.

Có người chia làm ba loại rối tùy theo vị trí của người điều khiển:
• Từ dưới lên trên như loại rối tay, rối que.
• Từ trên xuống như loại rối dây.
• Từ sau ra trước hay là điều khiển ngang như loại rối Nhật.

Rối nước của ta không thuộc về các loại kể trên, đặc biệt không phải rối tay, rối que, rối dây mà lại rối sào phối hợp với rối dây. Mỗi cây sào dài độ 2 thước rưỡi - 3 thước, có khi dài hơn. Người diễn viên điều khiển được dễ dàng là nhờ sáo ở dưới nước. Nước bùn che cả sào, dây và các máy móc đặt trước để thể hiện những trò đặc biệt như bắt cờ, đánh đu.

Ðiều khiển rối nước không phải là từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, từ sau ra trước hay người điều khiển phải ẩn mình vào con rối như ở Nhật, mà lại là điều khiển cách khoảng thật xa, nhờ hệ thống dây đặt trước với một số cọc, và con rối dính với dây và cọc đó.

Người điều khiển ở sau mành tre, nhìn thấy bên ngoài, hai tay luồn sau nước qua tấm mành và điều khiển sào hoặc dây làm cho rối cử động. Diễn viên có thể vừa điều khiển vừa hát. Có khi cần thêm người chỉ hát mà không cần điều khiển.Bài bản giống như trong hát chèo tức là có những điệu nói sử, nói lệch, hát sắp, hát sai lệch, và cũng dùng nhiều dân ca như các bài hát ví quan họ. Có khi chỉ cần trống cái, mõ và thanh la. Có khi có cả đờn nhị và sáo.

Ngoài những trò kể trên còn có những trò khác như mời giấu, kéo quân, bắn pháo thành cữ, múa tiên, bịt mắt bắt dê, kéo bể lò rèn, đua thuyền và những tiết mục mới tạo như đánh tàu chiến, bắn máy bay, giặc lái nhảy dù.

II. Nguồn gốc của múa rối nước

1. Lịch sử múa rối nước

Múa rối cạn có trước múa rối nước. Bàn về nguồn gốc múa rối ở Trung Quốc giáo sư Pimpaneau (Pempa-nô) nhắc lại truyền thuyết Bình Thành bị Mạo Ðôn vây, đời vua Hán Cao Tổ (206-195 trước Tây lịch).Biết vợ Mạo Ðôn hay ghen nên có người tên Trần Bình bày kế tạo hình thiếu nữ thật đẹp bằng gổ, và ban đêm làm cho các hình gổ ấy múa men nhịp nhàng trên thành. Vợ Mạo Ðôn cùng chỉ huy quân đội với chồng, thấy thế sợ chiếm thành thì chồng bà sẽ mê vũ nữ nên lại giải vây. Và từ đó bắt đầu có trò múa rối. Chuyện ấy có ghi lại trong sách Nhạc phủ tạp lục nhưng không có chi căn cứ. Giáo sư Pimpaneau cũng đưa ra một giả thuyết khác là trò múa rối có thể từ Ấn Ðộ, truyền sang Trung Quốc vì lẽ địa phương vùng Sơn Tây, múa rối gọi là bu-đai-xi (ta đọc là bồ đai bi tức là trò hát với những cái bằng bố) mà người Sơn Tây đọc là pedaixi. Có thể chữ này do chữ Phàn puttali âm ra. Puttali có nghĩa là cô gái nhỏ, hay cũng còn dùng để chỉ trò múa rối tại Ấn Ðộ. Vậy múa rối nước của ta có từ bao giờ, và từ đâu mà có ?

Tài liệu lịch sử mới nhất về múa rối nước có lẽ là văn bia Sùng Thiên Diện Linh ở núi Ðoi tỉnh Hà Nam, dựng lên từ năm Thiên Phủ, đời Lý Nhân Tôn (1124) mà giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã nhắc đến trong quyển Lý Thường Kiệt, viết tại Hà Nội, tháng ba năm Kỷ Sửu (1949). Tại trang 434 có đoạn “ở giữa sông (sông Lô), một con rùa vàng nổi, lưng đội ba hòn núi. Rùa lôi rờ rợ trên mặt nước, lộ vân trên vỏ và rẽ bốn chân chuyển, mắt nhìn lên bờ, miệng thì phun nước lêu bêu. Quay đầu hướng tới ngai vua, mà cúi đầu chào".

Chính đoạn đó đã gợi cho Tô Sanh (người đã tận tụy nghiên cứu về rối nước hơn hai mươi năm, và đã viết quyển sách về Nghệ thuật múa rối nước, được nhà xuất bản Văn Hóa Hà Nội in ra từ năm 1976) nghĩ vào tư viện khoa học trung ương tìm xem những bản ghi chép về "văn bia". Trường Viễn Ðông bác cổ cũng như các nhà kảo cổ Nhật Bổn đều cho rằng bia đã mòn "không còn đọc rõ chữ". Mặc dù vậy Tô Sanh đã đến núi Ðoi và đã xách từng thùng nước từ chân núi lên đến chùa Long Sơn để rữa bia: khi sạch những màng rêu phủ, còn lấy kim băng cậy từng chữ cho sạch những cát bụi đã đóng vào đấy từ mấy thế kỷ, để nhờ cụ Tuấn, một người giỏi chữ Nho của làng Ðoi đọc qua, rồi cho chụp ảnh bia. Việc đó tôi đã có lần nhắc đến để ca ngợi sự bền chí của người Việt Nam nghiên cưu vốn cổ.

Cũng trong bia đó có đoạn “người nôm đánh chuông” mà giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã ghi lại trong quyển Lý Thường Kiệt, và có đoạn "các nàng tiên hoa tay mềm mại múa điệu hội phong - nhíu đôi lông mài biếc, mà hát bài ca hưu văn" mà Tô Sanh đã ghi lại theo bản dịch văn bia "Sùng Diện Thiên Linh".

Như thế, múa rối nước, dưới thời đời nhà Lý đã tinh vi đến đỗi có thể đem diễn cho vua xem và đáng ghi lại vào vân bia. Múa rối nước đã có ở nước ta từ thế kỷ thứ 10. Thời đó, bên Trung Quốc thuộc về nhà Tống, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã tra quyển Từ Hải và ghi lại một số sách cần xem để biết qua về các loại múa rối ở Trung Quốc đời Tống. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ ghi lại đoạn sách Mông Lương lục quyển thứ 14 của Ngô Từ Mục ở cuối đời nhà Tống, chép lại điều lễ và chuyện thường đời Tống: chúng ta thấy rằng đời ấy, Trung Quốc có 6 loại múa rối - mà họ gọi là "khối lổi"Huyên ti khối lổi: là múa rối dây, loại dây treo.Tẩu tuyếng khối lổi: là múa rối dây, loại dây kéo.Trương đấu khối lổi: múa rối dùng que hay dùng sào. Dược phát khối lổi: múa rối dùng thuốc pháo. Nhục khối lổi: múa rối "thịt" mà theo GS. Pimpaneau là dùng con nít đóng trò như con rối.Thủy khối lổi: múa rối nước.

Chúng tôi cũng xem qua các sách khác như "Tống Nguyên kí khúc khảo" của Vương Quốc Duy ở vào cuối đời Thanh, khảo về các loại ca hát đời Tống đời Nguyên, xuất bản ở Thượng Hải năm 1924 ở chương 3 có nói về múa rối - sách “Ðông Kinh Mộng Hoa Lục" của Mạnh Nguyên Lão quển thứ 5, sách Trung Quốc "Hi Khúc Sử" của Mạnh Dao (tên thật là Dương Tống Trân) xuất bản ở Ðài Bắc năm 1969, có ít nhiều đoạn nói về múa rối, và cả múa rối nước đời nhà Tống. GS Pimpaneau có viết một đoạn tả cảnh múa rối nước đời nhà Tống.

Ở giữa buồng trò có ba cửa cho con rối ra vào, hai bên có thuyền cho dàn nhạc. Cũng có anh chàng giáo đầu gọi là "can jun" (ta đọc là tham quân) như chú Tễu của ta. Rồi cũng có ông câu, chú chèo thuyền, và các vũ nữ...
Ðến nay, chúng tôi chưa khẳng định rằng múa rối nước của ta hay là thủy khối lổi của Trung Quốc có trước. Nhưng có mấy điểm làm chúng tôi suy nghĩ về nguồn gốc của múa rối nước:

– Người Trung Quốc thường đặt tên cho những nhạc cụ do họ sáng chế như qin (cầm), se (sắt), sheng (ống sanh), di ( ống dịch), xiao (ống tiêu)... Nhưng kèn soan từ Tây á đem vào họ phiên âm chữ sona = ourna của người Ba Tư và Ả Rập. Cũng như đàn pipa (đàn tỳ bà) là từ nước ngoài nhập vào Trung Quốc, pipa là một chữ phiên âm mà GS Nhựt Kishibe nghĩ là chữ barbat của người Ba Tư.

– Chữ khối lổi dùng để chỉ con rối cũng là một chữ phiên âm, chữ khối một bên bỏ nhơn đứng, một bên chữ quỷ cũng tạm cho là chữ hỏi y dùng chỉ một vật giống hình người, mà là hư, chớ không thực, như loài quý vây; nhưng chữ lối, một bên bộ nhơn đứng, một bên ba chữ đều không có nghĩa chi cả. Biết đâu đó là chữ phiên âm của chữ rối mà ngày trước ta có thể đọc là lối, như nay ta đọc là trời mà xưa ta đọc là lời. Dẫu cho trước kia chữ rối nếu phiên âm theo Trung Quốc thì cũng ra chữ lối. Hay là Trung Quốc phiên âm một tiếng nước nào khác? Nếu đã phiên âm chữ khối lổi (Trung Quốc đọc là Koah) thì trò múa rối không phải gốc ở Trung Quốc.

– Dưới thời Lý, theo công trình nghiên cứu của GS Hoàng Xuân Hãn, thì những tào tháp bia, bô đá "(...) cho ta thấy rằng nghề kiến trúc như nghề điêu khắc đời Lý rất tinh vi hùng vĩ". Ngay bức chạm chân cốt chùa Vân Phúc (Phật tích) ở Bắc Ninh cũng cho ta thấy rằng, thời đó âm nhạc cũng phát triển. Về quân sự, Lý Thường Kiệt phá Tống, đem quân đến Quảng Ðông, Quảng tây. Trong bia Sùng Thiên Diên Linh có ghi lại những trận quân ta ở phía bắc, đại thắng tại Ung Châu, một thành phố cách biên giới ta hơn 150 cây số: phía Nam dẹp tan giặc "rơ Ma sa, rợ Lão". Ngày nào Tô Sanh lo việc nhờ dịch xong văn bia Sùng Thiên Diên Linh, chúng ta sẽ biết về tình hình kinh tế, văn hóa ngoại giao của nước ta dưới thời Lý.

Tóm lại, lúc đó nước ta cường thanh, nền văn hóa lại cao; múa rối nước có thể là một nét văn hóa của dân tộc ta thời ấy.

2. Cái nôi của rối nước ở đâu ?

Hơn mười làng tập trung trong một khu vực tương đối nhỏ hẹp thuộc Châu thổ sông Hồng chính là nơi khai sinh ra rối nước truyền thống Việt Nam.

Suốt thời kì phong kiến trước năm 1945, các phường rối ít khi mang con rối ra khỏi buồng kho của đình làng. Họ thường chỉ biểu diễn trong các lễ hội xuân hàng năm hay trong này giỗ vị thần bảo hộ nghề rối của làng. Các phường rối nổi tiếng khi đi biểu diễn ở các làng lân cận và các tỉnh ngoài bởi vì người biểu diễn là người biểu diễn nghiệp dư của làng vốnchỉ biểu diễn trong lúc rỗi rãi.

Tuy nhiên các phường rối nước trong làng cũng có tổ chức thành hội. Người biểu diễn múa rối phải tuân theo các quy định chặt chẽ và phải giữ bí mật các thao tác điều khiển con rối. Các thành viên trong phường rối đều phải thề giữ bí mật trong nghề và uống máu ăn thề.

Theo lời nghệ sĩ múa rối Đinh Văn Tiêu, thuộc phường Đào Thục, xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, trước kia những ai muốn học nghề múa rối đều được ông tổ nghề đích thân dạy bảo ngay từ đầu. Chỉ những ai thật sự xuất sắc mới được nhập phường. Người mới được chấp nhận ăn mặc chỉnh tề, mang lễ vật gồm có trầu cau, xôi và rượu trắng dâng lên ông tổ nghề.
Nghề múa rối cứ tuần tự truyền từ đời cha sang đời con. Con gái và con rể không bao giờ được nhập phường. Nếu cả phường đồng ý kết nạp thêm thàn viên mới thì tất cả sẽ uống máu ăn thề : “Suốt đời suốt kiếp chúng tôi phải giữ bí mật của nghề. Nếu không chúng tôi và ba đời con cháu sẽ phải chết.”

Khi biểu diễn, mỗi người chỉ biết riêng phần của mình và không đdược hé lộ bí mật cho những người biểu diễn khác. Người ngoài không được phép xem diễn viên luyện tập. Bí quyết quan trọng nhất là về cấu tạo con rối và kĩ thuật điều khiển dây, Bất cứ ai là lộ bí mật đều bị phạt một con lợn 50 cân và bị khai trừ ngay ra khỏi phường rối.

3. Ai được coi là vị thần bảo hộ của múa rối nước ?

Hầu hết các làng múa rối nước truyền thống đều tôn Từ Đạo Hạnh là người sáng lập và là thần bảo hộ cho loại hìh nghệ thuật này. Pháp Từ Đạo Hạnh tên là thật là Từ Lộ, sống ở thế kỉ 11, đi tu sau khi cha ông bị một pháp sư khác giết hại. Ban đầu Từ Đạo Hạnh theo Thiền tôn, ông cải theo Mật Tông.

Bên cạnh việc sáng lập ra múa rối nước, tên tuổi Từ Đạo Hạnh còn gắn với nhiều truyền thuyết khác như việc ông đầu thai thành vua Lý Thái Tông, hay khả năng biến thành hổ của ông. Ông cũng có liên quan đến việc xây dựng chùa Thầy Hà Tây. Chùa có ba bức tượng Từ Đạo Hạnh tượng trưng cho ba kiếp luân hồi của ông. Ở bên trái tượng pháp sư Từ Đạo Hạnh, tay chân có thể cử động được như của một. Bên phải là tượng con rối Từ Đạo Hạnh hóa thành làm vua Lý Nhân Tông(1128-1138). Ở giữa là tượng Từ Đạo Hạnh với thân Phật.
 
III. Quá trình chuẩn bị cho một vở diễn múa rối nước

1. Sự ra đời của một con rối truyền thống

Các diễn viên thuộc phường rối Hồng Phong, làng Bồ Dương, xã Ninh Thọ, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương làm các con rối từ gỗ sung già, nhẹ và dễ nổi trên mặt nước. Thớ gỗ sung mịn và không có các vết sâu đục, không có mấu và không dễ gãy. Người nghệ nhân cắt gỗ thành những khúc vừa kích thước con rối, bóc võ và để cho gỗ khô dần. Các con rối sẽ bị sững nước và mục nếu gỗ không được phơi thật khô. Sau đó người nghệ nhân dùng đục, bát, tỉa để chạm gỗ và nối chân tay rối, nối các máy dây điều khiển.

Cuối cùng, người nghệ nhân sơn phủ lên bề mình rối một lớp sơn ta để chống thấm nước và bền. Mỗi con rối phải sơn bảy lần. Các màu thường dùng gồm có màu đen, xanh lá cây, hồng và vàng.

Phường rối Yên ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây dùng gỗ cây yến để làm rối. Con rối được sơn 4 hoặc 5 lần bằng một loại vecni truyền thống có phủ lớp bạc, do vậy các con rối rất bền.

Phường rối Ra ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây sơn rối theo 3 bước:

Bước 1 : Sơn hom

Người thợ thủ công sơn phủ con rối bằng một lớp sơn ta trộn với đất sét, sau đó dùng một viên cuội để đánh bóng rồi dùng đá màu cọ xát thân rối trong nước.

Bước 2 : Sơn lót

Tiếp đó người thợ sơn con rối thêm vài lần nữa để lấp kín mọi vết nứt. Sau khi khô, cứ mỗi lớp sơn lại được người thợ dùng một viên đá để đánh bóng.

Bước 3 : Thếp bạc

Lần này trong lúc sơn còn chưa khô, người thợ dán lên các lá quỳ dày 3 cm, rộng 4 cm2, do làng Kieu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội sản xuất. Người thợ có thể dán thêm một lớp lá quỳ nữa trước khi sơn thêm 2, 3 lần nữa bằng sơn trộn với nhựa cây mủ.

Các thợ thủ công dùng sơn ta để sơn các màu da cam thẫm, nâu đậm,da cam nhạt, đỏ và đen, nhưng với các màu xanh lá cây và đỏ son thì phải dùng sơn của Thái Lan hoặc của Nhật Bản.

2. Tạo hình các nhân vật trong múa rối nước

Trong nghệ thuật múa rối nước vai trò tạo hình là rất quan trọng. tạo hình các con rối có hai công việc chính. Một là tạo hình bộ mặt, chân tay và than hình con rối bằng các loại gỗ thích hợp như gỗ sung, gỗ thừng mực… Đó là những loại gỗ nhẹ chịu nước và dung được lâu. Hai là mặc quần áo và trang điểm cho con rối gỗ trở thành con rôi biểu diễn qua việc vẽ mặt, hoá trang, phục trang. Đạo cụ gắn bó với con rối phải thích hợp với nhân vật mà con rối đảm nhiệm.

Có trường hợp nghệ nhân chỉ tạo hình con rối gỗ rồi đưa cho phường rối gia công những bước sau. Có nơi chính những nghệ nhân trong phường rối làm công việc tạo hình con rối từ đầu đến cuối để có được con rối theo ý muốn.

Các nghệ nhân xưa tạo hình con rối đậm chất dân gian. Họ không chỉ gần gũi với những nam, phụ, lão, ấu trong các làng xóm mà còn gần gũi với những long, ly, quy, phượng ở các đình, chùa, miếu, am; với các pho tượng Thánh, tượng Phật với các ông Thiện, ông Ác… vá với các vị La Hán.

Nghệ nhân quan sát tất cả những người xung quanh rồi ngẫu hứng tạo ra các con rối qua tài nghệ và xúc cảm nghệ sĩ của họ. Họ còn học các kiểu cách tạo hình của các phường bạn để hoàn thiện mình.

Khi tạo hình conn rối chủ yếu chú trọng đến những con rối chính được nghệ nhân nhấnmạnhtrong tích và trò diễn. Họ cố gắng làm sao để trên bộ mặt con rối có được những nét điển hình cần nhấn mạnh. Ở tích trò Thạch Sanh chém trăn tinh, bộ mặt của Lí Thông có vẻ gian giảo, mắt lươn (ti hí). Hắn mặcchiếc áo gấm co hình tròn ghi mấy chữ phú, quý, khang, ninh. Còn Thạch Sanh thì cởi trần, đóng khố, trông to khoẻ lại có chút đần độn. Có nhiều con rối được tạo những nét ngoa ngoắt để gây cười mà vẫn giữ những nét điển hình của nhân vật. Các nghệ nhân vô tình đã gây theo thủ pháp ấn tượng, chủ yếu miêu tả cái thần chứ không đi vào cái chi tiết. Trong quá trình đưa con rối gỗ đến con rối biểu diễn, nghệ nhân phải vẽ vời, tô điểm, phục trang, phục sức cho con rối trở nên một nhân vật điẻn hình. Vai Thị Kính thì nâu song giản dị, khăn màu nâu non, áo màu nâu già, cổ đeo tràng hạt.Còn vai Thị Mầu chỉ mặc chiếc yếm đào xộc xệch, thắt lưng bao xanh tơi tả, nhưng bộ ngực lại đồ sộ, cao và nhọn…

Tạo hình vai chú tễu được chú ý đặc biệt. Hình tượng chú tễu là trẻ, hoạt bát, vui tính, duyên dáng, hài hước, tích cực, dóng dả mọi việc trong làng xã. Miệng Tễu luôn mở nụ cười thường trực, hai tay luôn vung vẩy. Chú chỉ khoác hai mảnh áo cộc lấy lệ, cổ đeo vòng bạc, rốn phơi thỗn thễn, để trần toàn than, lộ ra một màu trắng da thịt, trông ngon như một miếng giò lụa gọi lên một vẻ đẹp chàng trai mà các cô gái làng mơ ước.

Với các vai đào chín, đào chính như Thị Kính, Thị Phương, bà Trưng… các nghệ nhân xử lí theo cái nhìn : mặt mày phúc hậu, mặt phật, khuôn mặt hơi bầu bầu, lông mày nét ngang hoặc vành trăng, cổ kiêu ba ngấn, miệng cười trăm huê…

Các vai nữ lệch như Thị Mầu, cái đánh ghen (Đánh ghen), cô gái hứng dừa (Hứng dừa), cô gái đánh đu (Đánh đu)… được tạo với những khuôn mặt hơi trái xoan, hơi điêu, chao chát, lệch lạc một chút. Lông mày đậm mà dài.

Có những vai diễn không cần phải chăm chút lắm về tạo hình bộ mặt nhưng phải lưu ý tới trang phục và những thứ họ mang theo để nói lên than phận của nhân vật. Ví như trong trò diễn Sỹ, Nông, Công, Thương hoặc trò Ngư, Tiều, Canh, Độc… phải xử lí như sau : Sỹ có khuôn mặt vuông chữ điền, mặc áo dài, chit khăn đóng, một bên nách kẹp một chồng sách, một tay cầm chiếc bút lông…Nông vác cày trên vai, đầu chít khăn tai chó, Công mang theo chiếc rìu và cái búa… Thương ăn mặc sang trọng, vai mang theo mấy túi tiền dài… Ngư mang theo cái đó và giỏ đựng cá… Với các tích và trò mang tính chất tôn giáo, các vị thánh, thần được mô tả bệ vệ, oai nghiêm nhân hậu. Các vị anh hùng thường được mang mũ áo xênh xang, lộng lẫy vàng son với các khuôn mặt đầy đặn, tươi vui, nhập thế.

Các nhân vật dựa trên các tích trong các vở tuồng, chèo thì ăn mặc giống như các diễn viên tuồng, chèo. Khương Linh tá có bộ mặt trắng, điểm những vệt đen dữ dội, rau quai nón. Đổng Kim Lân mặt đỏ, mặc áo xanh, mũ có tua. Thị Phương, Mỵ Nương thì mặt hoa, da phấn. Họ là những giai nhân.

Một điều đáng chú ý nữa là trong vịêc tạo hình các nhân vật, nghệ nhân phải có đầu óc tưởng tượng, lãng mạn và luôn nghĩ đến cái lạ, cái đẹp. các vai đóng trẻ em trong trò Nhi đồng hý thuỷ dưới tay các nghệ nhân tạo hình đã trở nên các diễn viên nhí đầu trọc để trái đào, má trắng, môi đỏ như son, mũm mĩm rất đáng yêu làm cho người lớn them cái tuổi thơ không trở lại của mình.

Nhiều nghệ nhân kế thừa được nghệ thuật của các nghệ nhân lớp trước là chú, bác, cha, anh của họ. Họ sang tạo, ngợi ca những cái đẹp trong gia phả của họ như cái kiểu nhà văn hoá lớn của Pháp đã từng ca ngợi họ. Họ giữ được những nét dân gian truyền thống và độc đáo khiến các nghệ sĩ mới thời nay phải kính nể. Và do đó, chúng ta có thể tự hào về nghệ thuật tạo hình của họ.

3. Vài nét về kĩ thuật thể hiện

– Đóng cọc căng dây dưới đáy ao như thế nào ?

Thông tường múa rối nước cổ truyền diễn ra ở ao.
Khán giả ngồi 3 mặt, một mặt bên ao dành cho nhà rối. Mặt nước trước nhà rối là sân khấu, nơi hoạt động của các con rối.
Đối với trò sào, tức con rối được đính trên đầu sào thì người điều khiển chỉ có việc cho con rối lách từ trong mảnh mành len ra hoặc ấn con rối xuống nước rồi cho trồi lên.

Đối với trò dây hay trò máy, củi, thì phải đóng cọc căng dây gài máy, đặt củi trước mà người ta gọi là máy ngầm… máy dây, máy dọc, bàn máy hay củi. Trước khi có cuộc biểu diễn người ta theo sơ đồ đóng cọc để đóng những cọc gỗ sẵn dưới đáy ao, bố trí trước đường đi lối lại của con rối – khoảng cách con rối, giữa con rối và người điều khiển căng dây thép và dây thừng thật chặt thật căng, đặt đúng chỗ cần thiết cho diễn xuất. Đó là những bộ máy cố định đặt sẵn lúc nào cần thì dùng đến. Có khi vì ao quá sâu phải tát bớt hoặc làm cạn hẳn nước đi, mới đóng cọc hoặc đặt các bộ máy dễ dàng được. Loại này ta thường thấy ở các tiết mục Bật cờ, Đánh đu, Bát tiên, Kéo quân… Việc bố trí đóng cọc và đặt máy phải có 1 sự tính toán khéo léo, thông minh làm thế nào cho khi diễn để đường dây khỏi loạn xạ, con rối không vướng vào nhau. Nhiều tiết mục rất rắc rối, người xem không hiểu cách bố trí dây dưới nước thế nào mà con rối đi lại ngang dọc xuôi ngược tài tình thế.

Cọc gỗ đóng nhầm dưới nước phải là trechắc hoặc các loại gỗ thật tốt. Tuỳ theo ao nước nông sâu mà đóng cọc cao hay thấp. Ở Đông Bình hiện nay còn một số cọc gỗ từ trước không ai được phép gỡ chúng lên.

Một hệ thống dây có đính con rối được mắc theo những cọc này.

Muốn khi kéo được trơn và nhẹ, người ta còn mắc them dòng rọc. Bố trí rối đi theo cọc và các đường dây trên máy dây. Ngày xưa các phường rối bằng mọi giá, giữ gìn hết sức bí mật, cố tìm hiểu cho được cách bố trí đóng cọc mắc dây của nhau. Không phải dễ dàng mà ta vẽ được một sơ đồ đóng cọc thông thường của một phường rối.

– Bàn máy hay củi

Ở các bộ máy đặt sẵn dưới nước, ta thấy có bộ máy hoặc củi dung cho tiết mục như Bát tiên, Múa sư tử… Ở loại máy này người ta bố trí hẳn một cái khung cửi to gần bằng cái giường một, đặt sẵn dưới nước. Những con rối được lắp trênnhững trục hay bộ phận mà người trong buồng trò có thể cho đi tới lui, múa, quay, đi ngược chiều nhau bằng cách giật dây so le chạy qua những cột xoay như ống chỉ.

Có dây điều khiển hoạt động riêng từng bộ phận hay từng quân rối, có dây sử dụng chung cho nhiều cử động như ở trò Cầu quất tay đưa lên thì chân cũng đưa lên.

Những khung củi hay bàn máy này có thể thay lắp quân rối diễn trò khác nhau. Muốn cho khung không nổi lên mặt nước người ta dằn gạch đá đặt trên một cái mẹt hoặc cót.

Tuỳ từng bộ máy để đặt sát aohoặc treo lửng lơ dưới mặt nước.

– Máy dây

Có những con rối theo bố trí của máy dây có thể đi xavà trở vể hang chục thước và theo bố trí của máy, bàn củi thì điều khiển được một lúc nhiều quân rối (2-8 con rối và có thể làm nhiều hơn nữa) nhưng loại bộ máy này cồng kềnh phức tạp di chuyển nặng nề khó khăn, dần dần được cải tiến cho nhẹ hơn, gọn hơn hay dung phương cách khác để điều khiển như máy sào.

– Các loại máy sào

Ở các loại máy sào, con rối được đình ở một đầu của sào và người điều khiển cầm đầu sào kia cho tay ngầm dưới nước mà khua khoắng theo ý muốn.

Sào bằng tre tầm vông hay bằng gỗ lõi thật rắn chắc, vót thật thẳng, to vừa cầm tay dài 2-3 m đổ lên sơnmàu đen hoặc xanh thẫm cho tiệp màu nước.

Có nhiều loại máy sào :
¬
- Loại máy sào, không dây, không bánh lái.
- Loại máy sào, không dây, có bánh lái.
- Loại máy sào, 2 sào, không dây.
- Loại máy sào, có dây.
- Loại máy sào có 3 sào, có que thép nơi tay.

4. Người biểu diễn múa rối điều khiển con rối như thế nào ?

Sân khấu rối nước truyền thống chính xác là các ao hồ. Người biểu diễn đứng trong nước đằng sau một tấm mành tre khiến người xem không nhìn thấy họ. Từ sau tấm mành họ dùng các máy dây giấu dưới nước để điều khiển con rối. Một phần họ tận dụng sức nước để lái và làm cho con rối nổi, phần thì dùng tay điều khiển các máy dây. Nhờ vậy mà họ có thể làm cho các con rối xuất hiện hay biến đi rất nhanh.

Các thành viên phường rối Hồng Phong ở làng Bồ Dương, xã Ninh Thọ, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương cho biết là trước đây họ chỉ điều khiển con rối bằng máy dây. Máy dây có lợi thế là người biểu diễn có thể điều khiển các con rối cách xa bức màn tre hàng chục mét. Ngược lại máy sào chỉ có thể điều khiển các con rối ở tầm ngắn hơn.

Các thành viên phường rối Đông Các, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình chủ yếu sử dụng các máy sào làm bằng gỗ nghiến tuy nặng nhưng bền. Các cây sào dày 2 cm, đường kính 5 cm , được chia thành các phần dài một đến hai mét. Mỗi phần lại có các lỗ để bắt vít nối vào với nhau. Máy sào không chịu sức cản của nước, mà trái lại tận dụng sức đẩy của nước mỗi khi di chuyển theo phương thẳng đứng.

Tuy nhiên dùng sào gỗ để điều khiển rối không linh hoạt bằng một thiết bị tương tự nhưng được làm bằng tre. Các thanh tre được nối với nhau bằng dây thừng nên nhẹ hơn, cử chỉ duyên dáng hơn và cho phép con rối thực hiện các chuyển động phức tạp hơn. “Dù cỗ máy điều khiển có tinh xảo đến mức nào”, nghệ sĩ múa rối Phạm Viết Viêm nói “con rối vẫn vô hồn nếu người biểu diễn thiếu tình cảm. Đối với chúng tôi, con rối cũng là những diễn viên thực thụ, giống như con người.”
5. Làm sao các diễn viên chịu được cái lạnh khi biểu diễn vào dịp Tết ?

Ông Nguyễn Hữu Chương 92 tuổi hồi tưởng lại thời gian đi biểu diễn vào những ngày đầu xuân. Những buổi diễn đó luôn khó khăn vì trời lạnh. Đầu tiên phải đảm bảo chỗ người biểu diễn không có gió lùa. Sau đó để giữ ấm, họ phải nhấm nháp nước mắm hoặc nước gừng giã nhuyễn. Có lúc họ phải xát bã gừng lên chân cho ấm. “Thật may là chúng tôi sinh ra đã là nông dân nên đã quen với cái lạnh” ông Chương nói. “Không ai bị ốm cả. Khán giả luôn nhiệt liệt hưởng ứng. Sự nhiệt tình của họ tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi.”

6. Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong một buổi biểu diễn múa rối nước

“Các con rối có tâm hồn đấy” – ông Nguyễn Hữu Qúy 67 tuổi nói “Một nửa tâm hồn của chúng là âm nhạc”

Phường rối Ra ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây rất coi trọng âm nhạc đệm. Trước kia dàn nhạc cũng ngồi trong buồng trò sau sân khấu cùng với các nghệ sĩ rối. Các nhạc công không hát cũng không dẫn chuyện. Năm 1963, ông Nguyễn Quý Giáp là người đầu tiên kiêm nhiệm cả ba việc: chơi nhạc, hát và dẫn chuyện . Năm 1993, phường rối tiếp tục hiện đại hóa cách trình diễn: dàn nhạc không còn ẩn sau sân khấu mà biểu diễn trên bờ ao, do đó các nhạc công có thể phối hợp tốt hơn với hành động.

Ông Nguyễn Hữu Giáp 73 tuổi thuộc phường rối Ra giải thích: “Các buổi biểu diễn từ ngày xưa đã có trống, chũm chọe và tù và. Về sau này mới có thêm mõ, sáo và đàn nhị , đàn nguyệt và đàn bầu. Ngày nay, đôi khi người ta dùng máy cát sét thay cho dàn nhạc.”

Từ thời xa xưa, dân làng đã biết dùng sừng trâu để thông báo các tin quan trọng như hội làng hay săn bắt trộm. Phường Đồng Ngư ở xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh thổi tù và trước khi biểu diễn để thu hút sự chú ý cuả khán giả. “Khi dân làng nghe tiếng tù và, họ vội chạy thậm chí từ các làng ở rất xa” Ông Nguyễn Bá Đổng nói.

Các nghệ sĩ biểu diễn cũng sử dụng tù và để tạo không khí hội hè trong cảnh rước kiệu. Ông Nguyễn Tiến Dưỡng 71 tuổi là người thổi tù và hay nhất. Năm 1958, ông làm 2 chiếc tù và cực tốt mà ông vẫn còn dùng cho đến tận ngày nay. Ông nói về bí quyết thổi tù sao cho hay: “Phải đưa miệng tù lên sát môi và mím chặt hai môi lại với nhau. Sau đó đặt lưỡi vào chỗ miệng tù và dùng lưỡi để điều chỉnh âm điệu.”

IV. Biểu diễn múa rối nước

1. Nhân vật đóng vai trò quan trọng nhất múa rối nước

Trải qua nhiều năm, người Việt Nam từ chốn cung đình cho đến các làng mạc nông nghiệp nghèo nhất, ai ai cũng yêu mến chú Tễu và coi Tễu là con rốI quan trọng nhất. Tễu là linh hồn của rối nước, là cầu nối giữa người biểu diễn và người xem.

Tễu được làm to hơn tất cả các con rối khác mặc dù nếu dựa vào các để tóc trái đào của chú, thì Tễu mới chỉ khoảng bảy, tám tuổi. Chú Tễu thân hình tròn trĩnh, da trắng hông và lúc nào cũng tươi cười. Chú đóng khố để lộ bộ ngực và bụng phệ. Tay chú vung vẩy, cái đầu quay nghiêng quay ngửa mỗI khi chú trêu chọc khán giả.
Trong chữ Nôm, “tễu” có nghĩa là “tiếng cười”. Tễu là nhân vật táo bạo, luôn luôn giễu cợt, chế nhạo. Trong các vở diễn, Tễu là ngừoi mở màn, ngừơi bình luận, người kể chuyện, và là người chỉ trích quan lại tham nhũng. Ở một số phường rối, Chú Tễu lại là người phất cờ hoặc châm pháo. Một số người coi Tễu là tên mõ làng hay giúp đỡ các cụ già, có nguời nghĩ Tễu là người đi mổ lợn, mổ trâu, mổ bò, người khác lại nói tễu có cô vợ xinh xắn và hấp dẫn.

Tất cả các phường rối đều dùng tễu làm nhân vật mở màn tuy rằng nội dung giới thiệu của mỗi phường mỗi khác. Giống như trong nhà hát Hy Lạp, Tễu bắt đầu biểu diễn bằng cách khuấy động khán giả: “Bà con ơi nhanh chân vào chỗ đi nào! Bà con muốn xem gì nào?”

2. Bài hát mở màn tiêu biểu nhất của Tễu là gì?

Nguyễn Văn Tước, thuộc phường rối Chàng. Chàng Sơn, huyện Thạch Thức, tỉnh Hà Tây, là con trai của cựu trưởng phường rối nước. Ông sở hữu một bộ sách gồm bốn quyển bằng chữ Hán phường Chàng, do cha ông truyền lại. Bộ sách này vốn là do một ông giáo làng, cũng là một người viết kịch bản của phường rối cách đây đã 100 năm. Sách ghi chép các luật lệ đối với trong phừong rối, các tích truyện, các vở diễn, các bài hát và cả các bài giáo đầu vủa Tễu:

“Xin kính chúc các vị khán giả và mọi người an khang hạnh phúc . Giờ đã đến lúc bắt đầu câu chuyện, một câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa lâu lắm rồi. Cờ xanh cờ đỏ đã phất! Lính đã thành hai hàng ngay ngắn chờ sẵn hai bên cạnh đám ngựa đang nhảy dựng lên, đòan voi đứng sừng sững như núi. Những họng súng chỉ còn đợi châm ngòi lửa là gầm lên tiếng rống hủy diệt.

Nhưng đợi đã! Nhìn kìa trên không trung bầy tiên nữ đang múa lượn tưng bừng. Bên dưới có một tiều phu, một nông dân, một thợ dệt và mấy người đánh cá. Trong xương đúc chuông và tượng. Những nhà sư và đánh ngừoi mộ đạo đang thắp hương khấn hái. Những ngôi chùa và đình tuyệt đẹp. Hãy nhìn mặt nước cho thật kĩ! Nhìn còn lân, con rùa, con phượng! Nhìn con chuột, con rồng, con rắn!

Ai nấy trẻ già đều nóng lòng chờ đợi. Lời của thánh thần đuợc theo dõi từng chữ. Các nhà thơ nói rằng:

“Đông con, có địa vị trong xã hội là nhà có phúc, có lộc.

“Có tài, có may mắn sẽ thọ lâu.”

“Anh chị em ơi, nổi trống phách lên nào”

3. Một số cảnh rối nước đặc biệt

Trâu trốn trong tẩu thuốc phiện : Phường Đào Thục, huyện Đông Anh, Hà Nội có ba cảnh diễn độc đáo đòi hỏi sự khéo léo cao độ. Cảnh “Trâu trốn trong tẩu thuốc phiện” có ba nhân vật: hai con trâu và người chăn trâu. Hai con trâu đánh nhau. Con bị thua chạy trốn và chui vào một tẩu thuốc phiện. Nghệ sĩ múa rối nước Nguyễn Văn Mạnh nói : “Cảnh này nằm phê phán tệ nạn nghiện hút. Tẩu thuốc thậm chí nuốt chửng cả con trâu, tài sản quý giá nhất của người nông dân.”

Anh hùng đả hổ : Màn này cũng có ba nhân vật-người anh hùng, bố anh ta( là mộ ttiều phu và con hổ. Người bố bị con hổ giết chết trong khi đang đi kiếm củi trong rừng. Ngừoi con trả thù giết chết hổ và chặt láy đầu nó. “Cảnh diễn ca ngợi lòng hiếu thảo và sự dũng cảm,” – Nghệ sĩ múa rối Nguyễn Văn Túc nói.

Lên kiệu xuống ngựa : Màn này có 5 nhân vật: Hai phu khiêng kiệu, một hòang tử cưỡi ngựa, một phu che lọng và một phu cầm cờ. Cô Tấm người đẹp hiền thảo nết na của làng trong lần dự hội đã đánh mất chiếc hài. Hòang tử nhặt được chiếc hài và quýêt tìm ra chủ nhân của nó. Bỗng nhiên một quả thị nổi lên trên mặt nước ,và từ trong lòng quả thị cô Tấm xinh đẹp bước ra. Hòang tử xuống ngựa mời cô Tấm lên kiệu, sau đó hai người vui vẻ cùng về kinh. “Màn này nói lên rằng sống thật thà nhâu hậu thì sẽ được gặp vận may,” - Nghệ sĩ rối Ngô Phong nói.

Rước ngũ phương : Phường Nguyên Xá ở huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình trình diễn màn múa rối này. Màn “Rước Ngũ Phương” lấy bối cảnh là một ngôi chùa nơi mọi người thường đến cầu xin vận may và cuộc sống hạnh phúc. Năm lá cờ tượng trưng cho năm bàn Phật. Tiếng trống vang lên rộn rã sau khi Tễu ra mở màn. Một nhà sư theo sau có một chú tiểu che lọng và một ni cô rước quanh năm bàn thờ. Đầu tiên họ đi ba vòng theo chiều kim đồng hồ, rồi ba lần ngược lại. Một nhóm rối khác với các nhân vật giống như vậy di chuyển ngược lại tạo nên một hình só tám rát phức tạp. Màn rước này đòi hỏi sự khéo léo cao độ.

“Không có môt phường rối nào khác diễn được cảnh này”- Ông Nguyễn Trọng Đường cho biết. “Trong số 24 nghệ sĩ thuộc phường rối thì chỉ có 5 người nắm vững được các bước đi trình tự này. Nhũng người học màn diễn này phải thề không bao giờ được tiếp lộ bí mật”

Các thành viên của phường rối có kể hai câu chuyện bí mật về việc giữ bí mật nhà nghề. Ba Phôn và Đội Bính là hai anh em sống trong cùng một xã song khác làng. Họ thuộc hai phường rối nước khác nhau vì một người chỉ có thể gia nhập một phường rối làng mình. Khi ông Bính đang hấp hối thì người em trai hỏi ông về bí mật nhà nghề của phường rối kia. Câu trả lời của người đang hấp hối là : “Xin lỗi chú, anh quên mất rồi.”

Câu chuyện kia kể về hai anh em Sáng và Thế, cũng thuộc 2 phường rối khác nhau. Cả hai phường rối biểu diễn màn rước ngũ phương nhưng phường của Sáng biểu diễn khéo léo và tinh tế hơn nhiều. Người em của anh ta bí mật theo dõi anh trai mình để học các bí quyết. Khi Sáng phát hiện ra việc theo dõi của người em, anh ta đã bất chấp tình anh em mà đuổi Thế đi. “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã” thế nhưng khi sự việc có liên quan đến múa rối nước thì “nước lã” có khi lại hơn “máu đào”

Chớ trộm cổ vật : Phường rối Hồng Phong ở làng Bồ Dương, xã Ninh Thọ, huyện Ninh Giang, tỉn Hải Dương đã phát triển thành một trò diễn mới “ chớ trộm cổ vật” từ câu chuỵên dân gian “cóc kiện trời”. Trò mới gồm ba cảnh:

Cảnh 1

Vào ngày Đại Phật Đản (Mồng 8 tháng 4 Âm lịch), các vị tăng ni rước kiệu ra sông lấy nước về làm lễ “Tắm tượng Phật”. Lợi dụng lúc tối trời mưa gió, một kẻ xấu đã đột nhập vào trong lấy cấp tượng Phật Quan Âm Bồ Tát.

Cảnh 2

Phát hiện bị mất tượng Phật, Tễu và một nhóm các con vật tìm kiếm nhưng không thấy, Cóc liền phái Táo Quân lên tâu với Ngọc Hòang về vụ trộm, Ngọc Hòang phái một nàng tiên xuống trần với “ống kính nhà trời” gíup tìm kiếm tượng Phật. Đám cóc nhái bắt được tên trộm và thu hồi tượng Phật


Cảnh 3:
Các loài thú tổ chức ăn mừng và rước tượng Quan Âm về chùa

Lân tranh cầu : Phương Đông Các ở huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình biểu diễn trò này. Hai con lân nhảy vọt lên từ dưới nước rồi cùng uể ỏai nằm phục xuống. Đột nhiên một quả cầu xuất hiện và di chuyển trên mặt nước . Hai con lân nhìn theo quả cầu và đuổi theo. Quả cầu lặn ngay xuống nước. Hai con lân cũng lao xuống đủôi theo con mồi. Vừa mệt vừa tức, hai con lân nằm xuống lấy lại sức và giả vờ ngủ. Chúng nằm duỗi dài nhưng ngay khi quả cầu đến gần , chúng lao nhanh như cắt vồ lấy quả cầu. Lại trượt , lại chờ một cơ hội khác. Đến lần thứ ba thì chúng tóm được quả càu và biến mất sau bức phông sân khấu trước sự vui thích của khán giả.

Đánh đu : “Đánh đu” là trò diễn độc đáo của phường Đông Các. Chú hề Tễu bắt đầu màn dĩen bằng một bài hát: “Em là con gái Thái Bình...” Một giọng nữ đáp lại, “Em xin ca múa mua vui cho khách về dự hội làng hôm nay.” Tễu thách đố: “Có em đã hát rất hay, múa rất đẹp rồi. Bây giờ đố em trèo lên cái đu này được đấy!” Lúc đó một chiếc đu nổi lên trên mặt nước. Cô gái trèo lên đu và đánh đu mấy lần.

Tễu nói: “ Giỏi lắm! Giờ đến lượt tôi!” Cô gái trả lời: “ Đố anh làm được như tối đấy” Tễu trả lời “Để xem sao!” Nhưng khi Tễu cố trèo lên đu thì cậu ngã nhào xuống. Ngượng quá Tễu liền rượt theo cô gái chạy ra sau sân khấu.

Quay tơ dệt lụa : Phường Thanh Hải ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương có một trò diễn đặc biệt có tên là “Quay tơ dệt lụa”. Nghệ sĩ múa Nguyễn Văn Huân nói :”Các phường rối khác cũng có cảnh quay tơ dệt lụa , song các guồng sợi của họ đơn giản, và các con rối thường không cử động. Chúng tôi làm một các guồng sợi và khung cửi giống hệt như guồng sợi và khung cửi truyền thống ở vùng này . Các con rối sống động trông như người thật. Nghệ sĩ 80 tuổi Nguyễn Văn Đô viết kịch bản cho vở diễn này. Chúng tôi thêm một vài ý tửong. Vở diễn đã đọat giải A tại liên hoan nghệ thuật Huế. Chúng tôi có thêm vào một nhóm tứ ca giọng nữ, hát bài:

Hỡi cô áo thắt lưung xanh
Có về Thanh Hải với anh thi về
Thanh Hải có ruộng tứ bề
Có nghề dệt vải, có nghề quay tơ








V. Múa rối nước xưa và nay

1. Sân khấu múa rối nước cổ nhất còn lại tới ngày nay ở đâu và được điều hành như thế nào ?

Thủy đình của phường rối Ra ở hồ Long Trì, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây là kiến trúc rối nước cổ nhất còn lại tới ngày nay.Thủy đình này được xây dựng vào thế kỉ 17.

Phường rối làng Ra là một trong những phường rối lâu đời nhất ở Hà Tây. Truyền thống phường rối bắt nguồn từ 10 thế kỉ trước từ khi pháp sư Từ Đạo Hạnh sáng lập nên phường rối. Từ Đạo Hạnh quê ở huyện Bưởi. Khi còn trẻ, Từ Đạo Hạnh dành thời gian để tu hành và giảng đạo Phật. Ông bỏ nhà sang Trung Quốc và Ấn Độ để học tập Sau khi trở về, ông muốn mang những gì đã học được ra áp dụng. Ông tìm một nơi thích hợp để dựng chùa và đã chọn Sài Sơn do nơi đây phong cảnh đẹp tự nhiên và làng mạc trù phú.

Từ Đạo Hạnh dựng nên chùa Thầy và từ đó nghiên cứu kinh Phật cho đến lúc qua đời. Ông thường xuyên tiếp xúc gần gũi với cộng đồng, khuyến khích các nghệ thuật truyền thống và dạy dân làng Ra hát chèo và múa rối nước. Ông cũng cắt ba mẫu ruộng (1 mậu = 3600 m2) ở Đồng Vai cho phường rối. Lễ hội chùa Thầy kéo dài ba ngày, bắt đầu từ mùng 5 tháng 3 Âm lịch. Phường rối dâng cúng lễ vật và biểu diễn để tỏ lòng tôn kính người sáng lập – pháp sư Từ Đạo Hạnh.

Đến tận năm 2953, phường vẫn do hai ông trùm điều hành, dưới có 4 trưởng giúp việc. Hai ông trùm quản lí chung, giao dịch và đưa ra quyết định cuối cùng. Các ông trưởng giúp việc sổ sách cũng như các vấn đề về kỹ thuật, hậu cần và âm nhạc. Các thành viên cao tuổi thường được bầu giữ các địa vị quan trọng bởi họ tinh thông các công việc được giao phó và xuất thân từ các gia đình gắn bó lâu đời với rối nước. Họ cũng phải có địa vị cao trong cộng đồng và không được bầu trong khi có tang. Các tộc họ trong phường đưa ra danh sách bầu cử, sau đó cả phường bỏ phiếu bầu.

Mặc dù các chức trùm , trưởng là do được bầu ra, những người nắm giữ các chức vị này vẫn phải trả một khoản tiền – 30 đồng Đông Dương cho chức trùm và 20 đồng cho chức trưởng. Phường rối dùng tiền này để mua vật liệu làm rối và cỗ bàn. Chức trùm, trưởng chẳng mang lại lợi lộc gì nhưng trong các đám cỗ bàn cúng tổ nghề, các ông trùm, trưởng luôn được ngồi chiếu trên. Mỗi ông trùm được chia một nữa mâm xôi và một phần thịt thủ. Mỗi ông trưởng được chia một cái chân giò, người cao tuổi nhất được chọn trước một trong hai chân giò trước.

2. Rối nước biểu diễn trong các bồn nước cơ động hiện đại thì có gì khác?

Sân khấu biểu diễn rối nước truyền thống thường là hồ ao. Tuy nhiên các nghệ sĩ rối xã Đông Các, huyện Đông Hưng , tỉnh Thái Bình lại biểu diễn rốI trong bồn gỗ chứa nước. Ông Hà Văn Số là người đóng chiếc bồn đầu tiên năm 1929. Chiếc bồn này đã bị cháy trong một vụ hỏa họan ở thôn Trạ năm 1936. Các nghệ sĩ đóng một cái bồn khác có khung sắt. Bồn mới hình vuông mỗI cạnh dài ba mét và sâu 0,4 m. Để dễ vận chuyển, các nghệ sĩ rối thường tháo bồn ra làm hai phần và ghép lại tại nơi biểu diễn. Thủy đình thường được dựng bằng khung tre và lớp vải bạc. Mành tre được dùng để che ngườI biểu diễn ở phía trong bồn trò.

Khi xưa khách từ các tỉnh thừong về bán hàng tại chợ Đống. Trong chợ có các sân khấu, là nơi thanh niên thi tài múa võ, các gánh xiếc về biểu diễn “trò lừa” và là nơi biểu diễn các vở chèo, tuồng truyền thống của Việt Nam. Các nghệ sĩ Đống thường mang bồn đi biểu diễn tại các chơ và các lễ hội khắp nơi trong tỉnh. Rối được gánh trong thúng tre còn các thanh điểu khiển thì được quấn trong mành tre để khỏi bị hỏng.

Trong buổi biểu diễn, nguời ta dùng chiếu, chăn và mành tre quây thành buồng trò. Mo cau được quần lại làm loa. Trống chiếng và thanh gõ bằng gỗ giống hình con cá được dùng để đẹm nhạc cho các bài hát ngắn, đơn giản.

3. Múa rối nước được hiện đại hóa như thế nào?

Theo truyền thống các phường rối không cho phép đàn bà con gái biểu diễn. Phường rối Nam Chấn thuộc làng Rạch, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực tỉnh Nam Định là một trong những phường rối đầu tiên xóa bỏ thành kiến này. Phường đã từng huấn luyện bốn phụ nữ trẻ: Đặng Thị Hươn, Đặng Thị Hằng, Đặng Thị Thủy và Phan Thị Hương. “Ngày nay quan điểm của chúng ra về múa rối nước cần phải khác quá khứ”. Ông Đặng Văn Đoàn nói. “Chúng ta cần sự mềm dẻo và linh họat trong các cảnh như Múa Tiên hay Múa Phượng Hòang. Khán giả cảm thấy các cảnh diễn này ấn tượng hơn và hấp dẫn hơn khi phụ nữ điểu khiển con rối. Các cảnh phải cho thấy sự hòa hợp âm dương. Nghệ thuật của chúng ta là để dành cho mọi người, nam cũng như nữ.”

Chị Đặng Thị Hương, 20 tuổi mô tả quá trình huấn luyện của chị:”Chúng tôi được học cả lý thuyết và thực hành. Đầu tiên chung tôi học trên cạn, sau đó mới thực hành các động tác dướI nước. Không có sự phân bịêt nam nữ. Nữ giới chúng tôi có phàn trội hơn trong một số cảnh diễn. Chúng tôi tự hào được tiếp nối truyền thống của cha ông mang lại niềm vui cho khán giả.”

Năm 1975 khi cuộc chiến tranh 30 năm kết thúc cũng là lúc hồi sinh của múa rốI nước. Tuy nhiên nghệ thụât này chỉ thực sự được khôi phục cùng với cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối năm 1986. Chính sách mở cửa và nền kinh tế thị trường của Việt Nam thực sự là yếu tố kích thích cho múa rối nước. Hiện nay có hai nhà hát múa rối nước tại Hà Nội có các suất diễn hàng ngày thu hút được sự chú ý quốc tế. Một nhà hát múa rối ở tại số 361 đường Trường Chinh (Đoàn rối nước Trung ương) còn nhà hát kia ở tại 57B Phố Đinh Tiên Hòang (Đoàn rối nước Thăng Long).

4. Rối đã từng được vị thần bảo hộ rối nước sử dụng để lừa quân địch như thế nào ?

Truyền thuyết kẻ rằng múa rối nước ở làng Bù Thượng, xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ra đời vào thế kỉ 11. Dưới thời nhà Lý, giặc Tống xâm lược bao vây kinh thành và đe doạ giết tướng Trần Bình và binh lính của ông. Tướng Trần Bình ra lệnh cho lính của ông tước cỏ dại ra thành các sợi rơm như sợi tóc.

Binh sĩ dán sợi cỏ lên các quả cầu gỗ giả làm đầu người. Họ thả các “binh sĩ giả” này xuống các hào quanh thành rồi mở cổng thàn. Bọn giặc trà vào thành song gặp gặp đám “binh sĩ giả” kia thì kinh hãi chùn lại. Tướng Trần Bình cùng binh sĩđang lúc địch đang bối rối rút chạy theo lối cổng sau. Sau đó họ bao vây thành và tấn công giặc Tống lúc này đã ở bên trong.

Đến tuổi già, khi đất nước đã thanh bình, Trần Bình cáo quan và quay về làng Bùi Thượng. Ở đó ông dạy dân làng múa rối nước. Người dân làng Bùi Thượng tôn Trần Bình làm Thành Hoàng làng Trước khi mang rối ra biểu diễn, các thành viên phường rối dâng các lễ vật tạ ơn Trần Bình, ông tổ của nghệ thuật rối nước Bùi Thượng.

5. Rối nước đã giúp quên đi những nỗi buồn chiến tranh

Ban đầu chúng tôi có một kế họach nghe khá hấp dẫn là đến nghe một nhà àm phim nổi tiếng nói chuyện tại liên hoan phim Philadelphia.

Tôi theo chị Laura Jackson, chủ nhiệm bộ phim tài liệu truyền hình Việt Nam “After Our War, How will love Speak?” đến tòa nhà Quốc tế ở trường đạI học Pennsylvania. Tuy thế nói thật là lúc đó tôi chỉ muốn kéo chị sang bên kia đường để xem biểu diễn múa rối nước, một loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo của Việt Nam.

Thế nhưng thật kì lạ: Đôi khi dù ta đã sắp xếp thế nào đi nữa ta cũng không thể tiên liệu được.

Vừa lúc chúng tôi bước chân vào tòa nhà Quốc tế thì một người bạn cũ ở Việt Nam đi đến. Don Luce là người rất nổi tiếng do năm 1970 anh đã đưa ra sự thật về những chuồng cọp, nơi chính quyền Thiệu được Mỹ hỗ trợ đã cùm xích các tù chính trị Trong nhiều năm, Don Luce đã làm việc để giới thiệu nền văn hóa Việt Nam với người Mỹ. Tội nghiệp Don. Chắc khi ấy anh nghĩ tôi đã quay lưng lại với văn hóa Việt Nam vì chọn xem phim Mỹ chứ không xem múa rối nước.

Nhưng sau đó người đáng tội nghiệp lại là Laura. Bộ phimm đầu tiên của chị, buổi tối hôm đó được giới thiệu là phim ngắn, thì chiếu mãi chiếu mãi không hết, và lẽ ra người ta không nên chiếu bộ phim thứ 2.

“Quên phim ảnh đi,” Laura nói.

“Thế còn rối nước thì sao?” Tôi gợi ý khi chúng tôi rời tòa nhà Quốc tế. Nhưng khi chúng tới được rạp hát bên kia đừờng thì đã quá thời gian tạm nghỉ giữa buổi biểu diễn nên chúng tôi không thể vào được.

Tôi nghe thấy tiếng đàn bầu, một nhạc cụ độc đáo của Vịêt Nam và được ngừoi Việt Nam coi là quà tặng của thần tiên. Khi người nhạc công vuốt cái cần đàn một giây mềm mại, độ cao của của cung đàn dìu dặt nghe não lòng nhưu thể chia ly sầu thảm. Đột nhiên tôi thấy nhớ phần đời mà tôi đã để lại ở Việt Nam.

“Chắc là chúng ta lỡ mất rồi,” Tôi nói vớI Laura.

“Này!” Don xuất hiện như có phép thần trong tiền sảnh và gọi chúng tôi. “ Cuối cùng thì các chị cũng tới được đây!”.

Don đưa chúng tôi lên ban công tầng hai. Tít bên dưới, nơi đáng lẽ là sân khấu có một bể nước hình chữ nhật. Cuối sân khấu có một tấm mành tre vẽ một ngôi đình, mái cong vút hướng lên trời. Tấm mành có hai kẽ hở để đi ra đi vào. Tôi đã từng xem nhiều nghệ sĩ múa rối biểu diễn ở Hà Nội nên biết rằng họ dầm mình trong nước đến thắt lưng đằng sau tấm phông.

Từ bên ban công nhìn xuống, tôi chỉ lờ mờ nhìn thấy những thanh tre dài dưới nước mà các nghệ sĩ dùng để điều khiển con rối .Những người đánh cá đã nản chí, đàn cá bướng bỉnh trêu ngươi, những con rồng phun lửa và những tiên nữ múa khá vui nhộn. Những động tác múa kết hợp nhịp nhàng với lời hát và nhạc cụ truyền thống làm khán giả Mỹ mê mẩn không kém gì chính người dân Việt Nam đã từng say mê theo dõi các vở rối do cha ông những nghệ sĩ hôm nay biểu diễn hàng ngàn năm trước.

Tiếng đàn thập lục, tiếng đàn nguyệt và đàn bầu tạo nên một âm điệu rộn ràng. Hai chú chim công màu sắc sặc sỡ chạy nhanh ra từ sau tấm mành tre. Công là một lòai chim ở Đông Á vốn là lòai vật sống trên cạn. Thế nhưng múa rốI nứơc thì lại ra đời ở vùng châu thổ sống Hồng Việt Nam – vốn là vùng trồng lúa nước- nên con người và lòai vật sinh sống với nước cũng như trên cạn.

Hai con công khệnh khạng rỉa lông, rỉa cánh trong điệu vũ gọi bạn tình như bao đời nay. Sau đó chúng ngụp xuống nước. Nhưng khi chúng vừa nổi lên thì một hồi trống vang lên rộn rã rồi một quả trứng bật lên khỏi mặt nước giữa hai chú công. Khán giả cười ầm ĩ. Rồi sau đó tất cả lại vỗ tay tán thưởng khi cũng bất ngờ như vậy, quả trứng biến mất và một con công non vừa nở nhô lên, vẫn còn run rẩy nhưng đã sẵn sàng nhảy múa.

“Thích không Don?” Tôi nói thầm vào tai Don. Ngay cả trong bóng tối trên ban công tôi vẫn thấy rõ sự vui mừng trên khuôn mặt anh.

Don đã nỗ lực nhiều năm để hàn gắn sự cách biệt giữa ngườI Mỹ và người Việt. Tính tới nay, anh đã đưa hàng trăm người Mỹ sang Việt Nam. Trong một chuyến đi, chủ quán cà phê: “Cà phê Chó Trắng” ở Philadelphia đã say mê rối nước và sắp xếp để đòan rối này có thể sang biểu diễn tại Mỹ. Thế không có nghĩa là chuyến đi của các nghệ sĩ múa rối nước này không được gặp trở ngại gì. Chuyến biểu diễn được tổ chức năm 1992 khi Mỹ còn chưa bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Nhiều người Mỹ gốc Việt biểu tình trong đêm diễn đầu tiên để phản đối sự có mặt của những ngừoi đến từ Việt Nam.

Tuy nhiên tác động thần kì của những con rối lan nhanh trong cộng đồng người Việt ở Philadelphia giống như một cơn gió nhẹ lay động những ngọn mạ non trên cánh đồng mới cấy. Đám đông biểu tình sau đó rút đi và chỉ trong có vài ngày, những người này giờ đã ngồi trong rạp hát giữa đám khán giả say mê. Vào buổi biểu diễn mà tôi và Laura may mắn được đến xem, thì những người Việt sinh sống Philadelphia đã vào sân khấu. Ở đó họ nói chuyện thân mật với các nghệ sĩ múa rối đến từ Hà Nội và ngắm nghía những con công hấp dẫn và giờ đã nằm yên một chỗ nghỉ ngơi giống những nỗi buồn cũ.
Trả Lời Với Trích Dẫn

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Sẽ có một Nhà hát múa rối nước bên bờ sông Hương




         Bắt đầu là một ý tưởng tưởng chừng rất khó thực hiện, tuy nhiên đến hôm nay cái ý tưởng đem nghệ thuật múa rối nước đến với công chúng Huế của Đạo diễn Nguyễn Phi Tuấn đã bước đầu tạo tiền đề cho Huế có thêm một sân chơi nghệ thuật nhằm thu hút khách du lịch đến với văn hóa Huế, và góp thêm phần vào món ăn tinh thần của các em thiếu nhi đang khao khát một sân chơi giải trí dành riêng lứa tuổi của mình.

Trong các loại hình văn hóa nghệ thuật giải trí của Huế như: Nhã nhạc, tuồng cung đình, múa cung đình và ca Huế... thì múa rối nước cũng đã được các Đoàn nghệ thuật từ miền đồng bằng Bắc bộ xa xôi nhiều lần mang loại hình nghệ thuật này đến với Huế. Họ thuê mặt bằng và tìm đối tác để mong có một “chỗ đứng” trong lòng khán giả đang sống trên mảnh đất thần kinh, nhưng tất cả đều thất bại, có lẽ nguyên nhân là do bản tính cầu kỳ của người dân nơi đây, bởi đối với người dân cố đô Huế thì nghệ thuật cũng là một món ăn tinh thần nên nó cần một sự tinh tế hơn nữa chứ không phải là một sự biểu diễn nghề nghiệp đơn thuần của người diễn viên. Và rồi tất cả đành phải rút lui khi sân khấu múa rối mà họ muốn tạo dựng không thể sáng đèn vì vắng khán giả đến xem. Chính vì vậy, đã có nhiều ý kiến cho rằng múa rối không thể “sống được” nơi đây. Tất cả đó như là một “dấu chàm đen” và chưa có một nhà nghệ thuật nào dám trở lại “làm múa rối” trên mảnh đất thơ mộng nhưng cũng lắm kiêu sa này. Nhưng lạ thay cái khó khăn ấy cũng là niềm đam mê mà đạo diễn Nguyễn Phi Tuấn muốn dấn thân vào, ông bảo: “Tôi dám xây dựng một Nhà hát múa rối ở Huế vì tôi là người Huế, tôi hiểu được văn hóa Huế, hiểu được con người của Huế, biết được họ đang mong muốn điều gì... tôi nghĩ tôi sẽ làm được”. Và tháng 10 năm 2007 này, Nhà hát Múa rối cố đô Huế sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đây là Nhà hát múa rối mà tiền thân là Câu lạc bộ múa rối thuộc Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, được thành lập vào tháng 07/2003 với một đội ngũ diễn viên trẻ đầy nhiệt huyết được tuyển chọn từ các Trường nghệ thuật của Huế.
       Chúng tôi đến địa chỉ 49 đường Lê Lợi thành phố Huế (phía bên phải trong khuôn viên khách sạn Century), nơi Nhà hát múa rối cố đô Huế dùng làm địa điểm để xây dựng nhà hát, nhìn các diễn viên đang tập luyện các tiết mục mới thấy sự vất vả của những người nghệ sĩ múa rối, nhưng tất cả đều rất hăng say và cố tập cho được động tác để hoàn thành tiết mục mà đạo diễn vừa chỉ vẽ để cho kịp ngày khai trương nhà hát. Bất chợt tôi nhớ đến câu nói nghệ sĩ Văn Học, một người nổi tiếng trong làng nghệ thuật múa rối của miền Bắc: “...muốn trở thành một nghệ sĩ múa rối thì bạn phải biết kiên nhẫn tập luyện để múa rối trở thành một phần hồn của bạn, bởi đó là một môn nghệ thuật mà cho dù biểu diễn ở bất cứ đất nước nào trên thế giới, dù bất đồng ngôn ngữ, không cùng màu da và khác nhau về tín ngưỡng tôn giáo nhưng đó chính là chiếc cầu nối văn hóa giữa dân tộc Việt với bạn bè quốc tế khi chúng ta biết đưa cái tinh túy của múa rối đến được với người xem”.
Một buổi tập luyện của các diễn viên Nhà hát múa rối nước Cố đô Huế
Được biết, Nhà hát múa rối cố đô Huế mặc dù sẽ kế thừa những cái hay, cái đẹp của múa rối truyền thống nhưng tiêu chí được ưu tiên hàng đầu vẫn là xây dựng một chương trình biểu diễn mang phong cách riêng của Huế như: Âm nhạc, kiến trúc, tạo hình... và đặc biệt là những câu chuyện điển tích mang đậm văn hóa truyền thống và cung đình Huế. Ông Nguyễn Phi Tuấn, phụ trách Nhà hát múa rối cố đô cho biết: Hiện số lượng diễn viên của nhà hát là 26 người và họ là những người đã được các chuyên gia múa rối của Nhà hát múa rối Trung ương trực tiếp đào tạo. Đây cũng là mục tiêu lâu dài để Nhà hát có một đội ngũ diễn viên chuyên nghiệp. Ông Tuấn cũng cho biết thêm: Vốn đầu tư ban đầu để xây dựng Nhà hát múa rối cố đô Huế là 600 triệu đồng, đây là vốn để xây dựng các chưong trình biểu diễn và các hạng mục thuộc nhà hát như: Nhà thủy đình, khu biểu diễn, khán đài...
Thật thú vị khi Huế có thêm một loại hình nghệ thuật sẽ được đưa vào hoạt động để phục vụ du khách và các “thượng đế” nhỏ tuổi của đất cố đô Huế. Chúng tôi hy vọng rằng, Nhà hát múa rối cố đô Huế sẽ là địa chỉ có thể tạo cho du khách một cảm giác thanh thản như được sống trên một miền quê bình yên của xứ Huế mỗi lần đến đây xem nghệ thuật múa rối.
Trọng Bình

ĐẠO DIỄN NGUYỄN PHI TUẤN : MẠO HIỂM VỚI...RỐI


                                    Đạo diễn Phi Tuấn


                
Đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng nhà hát múa rối ở Huế là một quyết định táo bạo và mạo hiểm của đạo diễn Nguyễn phi Tuấn. Đây là nhà hát múa rối tư nhân thứ hai trên cả nước được thành lập cho đến thời điểm này.           

            Sau 3 năm ấp ủ ý tưởng, mới đây Nhà hát múa rối "Cố Đô Huế" do đạo diễn Nguyễn Phi Tuấn phụ trách đã được khai trương tại 49 Lê Lợi, Thành phố Huế. Bước đầu đã tạo được một dịch vụ văn hóa nghệ thuật truyền thống độc đáo hấp dẫn, phục vụ khán giả và du khách khi đến với Huế. Ông Nguyễn Phi Tuấn cho biết : riêng khâu chọn địa điểm, những người thành lập nhà hát đã mất hơn một năm mới tìm được khu đất có địa thế lý tưởng nằm giữa trung tâm thành phố.Ngoài yếu tố thuận tiện cho du khách, cái khó là làm sao đặt được một nhà hát múa rối với ao làng, bờ tre, bụi chuối... thấm đẫm hồn quê vào giữa lòng thành phố mà không bị "Chõi". Và điều đó họ đã làm được.
        * Phóng viên (PV) : Vì sao ông lại quyết định đầu tư xây dựng nhà hát múa rối tại thành phố Huế?
  • Đ.D Phi Tuấn : Vì Huế đang thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch, trong khi một số nơi như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội...múa rối rất được du khách ưa chuộng, thậm chí các xuất diễn không đủ vé bán. Tôi cứ nghĩ, tại sao Huế là một thành phố du lịch lại không làm được?
  • PV : Nhưng trước ông, có người đã thử nghiệm với sân khấu rối tại Huế, và đã thất bại?
  • Đ.D Phi Tuấn : Nói thật, khi biết ý định xây dựng nhà hát múa rối ở Huế của tôi, nhiều người đã không hết lời can ngăn. Họ bảo, đó là một sự đầu tư mạo hiểm. Vì vậy, khi kêu gọi góp vốn, ai cũng lắc đầu từ chối. Cuối cùng, chỉ có tôi với chị Ánh Nguyệt- một thành viên của CLB múa rối Huế- làm liều thế chấp hai thẻ đỏ nhà vay tiền ngân hàng xây dựng nhà hát.
  • PV : Vậy ông không thấy  mạo hiểm sao?
  • Đ.D Phi Tuấn : Mạo hiểm chứ, nhưng biết làm sao được, vì mình đã trót "Yêu" Rối mất rồi. Nhưng nói thế chứ cũng không phải nhắm mắt làm liều. Trước khi làm, mình cũng đã tìm hiểu rất kỹ nguyên nhân vì sao những người đi trước thất bại. Nói chung, thời đó( 1993), khi sân khấu rối còn đặt tại 11 Lê Lợi - Huế (TT dịch vụ Festival bây giờ) thì du lịch Huế chưa mạnh. Du khách đến Huế còn thưa thớt và mức sống của người dân chưa cao. Nhưng bây giờ thì khác, Huế đã trở thành một trung tâm du lịch lớn, một thành phố Festival của Việt Nam, mỗi năm đón hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan. Nên điều kiện chắc chắn là thuận lợi hơn.
  • PV : Là một đạo diễn sân khấu, không biết ông đã yêu Rối từ khi nào?
  • Đ.D Phi Tuấn: Không biết số phận đưa đẩy thế nào mà học xong đạo diễn sân khấu tại trường đại học sân khấu & điện ảnh Hà Nội, mình lại được phân công về làm đạo diễn một đoàn rối tại  Tây nguyên. Ban đầu, thấy mình cầm quân rối, mọi người bảo :" Cậu này có năng khiếu rối đấy". Thế là hơn 10 năm chung sống với rối, từ diễn, viết kịch bản cho đến đạo diễn rối... Đến năm 2002, rời Tây nguyên về công tác tại Huế. Dù làm đạo diễn, công tác nghiên cứu về Nhã nhạc, múa cung đình, nhưng vẫn không bỏ được niềm đam mê với rối. Mình đã đề nghị với nhà văn hóa thành phố Huế, cho thành lập một câu lạc bộ múa rối cạn. Và nay, nhà hát múa rối "Cố đô Huế" đã được hình thành trên cơ sở của CLB này.
  • PV : Nhưng dù sao thì Huế cũng không phải là cái Nôi của múa rối nước, nên chắc chắn sẽ khó cạnh tranh và phát triển hơn?
  • Đ.D Phi Tuấn : Đó cũng là một cái khó. Hơn nữa, chúng tôi là một đơn vị tư nhân thứ hai trong cả nước trên lĩnh vực này. Chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn những đơn vị nhà nước được bao cấp. Tuy nhiên, nhà hát hiện nay lại có một đội ngũ diễn viên trẻ và nhiệt tình, được đào tạo tại các trường nghệ thuật. Lại được chính các chuyên gia của nhà hát múa rối Trung ương vào trực tiếp giảng dạy và dàn dựng. Nhà hát có một địa điểm biểu diễn thuận tiện và dễ dàng tiếp nhận du khách. Bên cạnh việc kế thừa nền tảng tinh túy của múa rối nước truyền thống, nhà hát còn có chiến lược lâu dài xây dựng một nhà hát có phong cách riêng với những tiết mục rối mang đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống và cung đình Huế từ âm nhạc, tạo hình, kiến trúc cho đến tuồng tích... làm sao để khi người xem có thể vừa thưởng thức những nét hoạt náo, vui nhộn, dí dỏm của rối nước truyền thống Bắc bộ, vừa cảm nhận được chất rối Huế qua âm hưởng, sắc màu sâu lắng, trữ tình của những khúc Nam ai, Nam bình, hát Hầu văn, hò giã gạo... Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu và thử nghiệm cả Nhã nhạc, múa cung đình vào sân khấu rối ở Huế. Có thể nói, đó là khát vọng của nhà hát. Nhưng, muốn khai phá được một phong cách mới, thì cần phải có thời gian và sự đầu tư tâm sức.
  • PV : Và bây giờ, ông có thể nói gì sau gần một tháng nhà hát đi vào hoạt động?
  • Đ.D Phi Tuấn : Mừng là nhà hát bước đầu đã được du khách đón nhận một cách hào hứng. Hiện nay, mỗi buổi có khoảng 30-40 du khách vào xem biểu diễn, phần đông là khách nước ngoài. Chúng tôi cũng đã và sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá. Một số đơn vị lữ hành tỏ ra hào hứng khi chúng tôi đặt vấn đề hợp tác. Họ nói, nhu cầu xem nghệ thuật rối của du khách hiện nay là rất lớn, trong khi nhà hát múa rối "Cố đô Huế" là sân khấu rối nước duy nhất ở miền Trung hiện nay. Tuy nhiên, với lượng khách hiện tại khi nhà hát mới mở cửa hoạt động thì mới chỉ tạm đủ thu bù chi... Nếu hạch toán kinh tế, thì riêng tiền lương, bồi dưỡng cho 30 diễn viên, nhân viên của nhà hát cũng đã vào khoảng 40-50 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể chi phí điện, nước, tiền mặt bằng và trả lãi ngân hàng. Chúng tôi đang dự định, sẽ xây dựng thêm một sân khấu nổi để có thể biểu diễn đan xen cả rối cạn và rối nước. Nhưng nói thật, đến thời điểm này thì nguồn vốn cũng đã hết cạn.                                       
  •  Nói gì thì nói, chứ về bài toán kinh tế thì đúng là cuộc mạo hiểm với rối của đạo diễn Phi Tuấn giờ đây mới thực sự bắt đầu.                                                       

                                  Kim Oanh ( thực hiện )
        ( Theo "Thừa thiên Huế cuối tuần" số 409 ngày 25/11/2007 )

         Khánh thành nhà hát múa rối " Cố Đô Huế" ngày 03/11/2012

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Biểu diễn múa rối nước hằng đêm tại Đà Nẵng



Chương trình nghệ thuật đặc biệt này do Câu lạc bộ trò chơi có thưởng Crown và nhà hát múa rối nước "Cố Đô Huế" hợp tác tổ chức các chương trình biểu diễn múa rối nước tại Đà Nẵng, ngay lối vào Câu lạc bộ Trò chơi có thưởng Crown.


Bắt đầu từ ngày 1/05, sẽ có hai buổi biểu diễn nhạc nước ngay lối vào Câu lạc bộ Trò chơi có thưởng mỗi tối vào lúc 8:00 giờ và 09:00 giờ tối, với sự tham gia của đoàn nghệ thuật múa rối nước Cố Đô Huế.


Là tinh hoa của đất Việt, biểu diễn múa rối nước là nghệ thuật truyền thống xuất hiện vào thế kỷ 11. Các buổi biểu diễn trên hồ trong đó các cây gậy hỗ trợ con rối ở dưới nước do các nghệ sĩ múa rối điều khiển, được biểu diễn trên nền nhạc truyền thống đậm nét văn hóa Việt Nam. Khi được tận mắt chứng kiến suốt chương trình biểu diễn, du khách sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn về văn hóa Việt Nam.


Để giới thiệu các chương trình biểu diễn múa rối nước tại Crown Games Club, đại diện của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Đà Nẵng, các công ty du lịch địa phương, công ty du lịch phụ trách các chuyến bay thuê từ Trung Quốc, đại diện của các khách sạn 5 sao và báo chí địa phương cũng được mời tham dự các chương trình biểu diễn giới thiệu vào tối 28/04.


Mỗi vé 500.000 đồng/người (kèm theo 1 trẻ em) tại Quầy Tour Desk, tiền sảnh khách sạn Crowne Plaza Danang. Vui lòng liên hệ bộ phận Tour Desk, điện thoại 84 511 391 8888, số máy lẻ 6116 để đặt vé và dịch vụ đưa đón

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

KINH DOANH SẢN PHẨM PHÁO HOA NGHỆ THUẬT

Công ty THHH tổ chức biểu diễn và sự kiện văn hoá " PHI LONG"  hân hạnh giới thiệu đến quí vị và các bạn một sản phẩm nghệ thuật mới của chúng tôi : PHÁO HOA NGHỆ THUẬT.
- Sử dụng cho các lễ hội, các chương trình nghệ thuật ngoài trời và trong nhà.
- Pháo hoa phục vụ cho đám cưới, sinh nhật, lễ khánh thành, khai trương, động thổ...
- Pháo hoa sử dụng cho các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch..
- Pháo hoa, pháo sáng phục vụ đón mừng giao thừa, năm mới....
- Bảo đảm hiệu quả nghệ thuật, ấn tượng và đẹp mắt.
- Bảo đảm an toàn, dễ sử dụng và lắp đặt
 - Sản phẩm của Công ty TNHH MTV Hóa chất 21-Bộ Quốc Phòng
 -Nhà độc quyền phân phối:
Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Thương mại Xanh (Công ty cổ phần ICC)

 
Tên sản phẩm: Pháo hoa phun NT (Fountain indoor fireworks)
Kiểu sản phẩm:                     Pháo hoa nổ
Loại pháo:                             Đài phun nước P2
Công dụng:                           Phục vụ sân khấu; lễ hội; đám cưới..
Độ cao phun:                         3m
Thời gian cháy:                     30s
                       
 
Tên sản phẩm: Pháo hoa đài phun nước

Kiểu sản phẩm:                     Pháo phun NT (Art Fountain fireworks)
Loại pháo:                             Pháo hoa đài phun Conic không khói
Công dụng:                           Phục vụ sân khấu-Ngoài trời
Độ cao phun:                         3m
Thời gian cháy:                     30s

 
Tên sản phẩm: Pháo hoa phun nghệ thuật (Fountain indoor fireworks)
Kiểu sản phẩm:                     Pháo hoa nổ
Loại pháo:                             Cánh hoa nghệ thuật
Công dụng:                           Phục vụ sân khấu; lễ hội; đám cưới..
Độ cao phun:                         3m
Thời gian cháy:                     30s

      
 

Tên sản phẩm: Pháo thăng thiên (Pháo bắn tầm thấp)

Chi tiết sản phẩm:
Kiểu sản phẩm:                     Pháo hoa NT (Art Fountain fireworks)
Loại pháo:                             Pháo bắn lên trời tầm thấp
Công dụng:                           Phục vụ lễ hội Ngoài trời                       
Độ cao bắn:                         25m                  




Tên sản phẩm: Pháo Trái Tim (Sell Fireworks- Heart Shaped Sparklers)

Kiểu sản phẩm:                     Pháo phun NT(Art Fountain fireworks)
Loại pháo:                             Pháo Trái Tim
Công dụng:                           Phục vụ Lễ cưới-Trong nhà
Độ cao phun:                         3m
Thời gian cháy:                     30s


 
 
Tên sản phẩm: Pháo thác đổ (Stage Waterfall)

Chi tiết sản phẩm:
Kiểu sản phẩm:                     Pháo phun NT(Art Fountain fireworks)
Loại pháo:                             Pháo thác đổ
Công dụng:                           Phục vụ sân khấu-Ngoài trời
Độ cao phun:                         3m
Tên sản phẩm: Pháo Số-Chữ Cái (Sell Fireworks-Party Numeral Sparklers From One To Nine)

Chi tiết sản phẩm:
Kiểu sản phẩm:                     Pháo phun NT (Art Fountain fireworks)
Loại pháo:                             Pháo Số-Chữ Cái
Công dụng:                           Phục vụ Lễ Sinh nhật -Trong nhà
Độ cáo phun:                         3m
Thời gian cháy:                     30s

Mọi chi tiết xin liên hệ tại : Nhà hát múa rối "Cố Đô Huế"  02A Phan Bội Châu - TP Huế.
- Điện thoại : 054.3834779
- Mobile: 0913475562
Email : roicodo@yahoo.com
Rất hân hạnh được phục vụ quí khách